11/12/2024

So sánh NFC và RFID: Đâu là giải pháp thanh toán điện tử tối ưu?

Chia sẻ
nfc và rfid

NFC và RFID là những công nghệ không dây với nhiều ứng dụng trong đời sống. NFC dù có nguồn gốc từ RFID nhưng hai công nghệ này vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt và VNPAY sẽ phân tích chi tiết qua bài viết này. 

1. Tổng quan về NFC và RFID

1.1. Công nghệ NFC

NFC (Near-Field Communication) là công nghệ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị có hỗ trợ NFC trong phạm vi ngắn khoảng 4cm. Khi hai thiết bị chạm hoặc đặt gần nhau, một kết nối không dây ngay lập tức được hình thành mà không cần kết nối với mạng internet hoặc bất kỳ mạng nào khác. 

NFC sử dụng sóng radio ở tần số cao khoảng 13,56 MHz để truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 106,212 hoặc 424 kilobit/giây. Chính vì vậy, thông tin, hình ảnh, file video, audio sẽ được chia sẻ một cách nhanh chóng.

Công nghệ NFC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực gồm: 

  • Thanh toán không tiếp xúc: Người dùng sẽ tích hợp thẻ vào các thiết bị thông minh thông qua các ứng dụng như Apple Pay, Google Pay và Samsung Pay và tiến hành thanh toán nhanh chóng chỉ bằng một cú chạm trong vài giây. 

  • Chia sẻ dữ liệu: Người dùng có thể truyền - tải file, liên kết web thông qua việc chạm hai thiết bị có hỗ trợ NFC với nhau. Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh như điện thoại di động, tai nghe không dây, loa bluetooth, đồng hồ thông minh cũng dễ dàng kết nối với nhau chỉ bằng một cú chạm.

  • Một số ứng dụng khác: Người dùng có thể sử dụng công nghệ NFC để tiến hành xác thực sinh trắc học, mở cửa tự động,... một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Thanh toán không tiếp xúc là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của NFC

Thanh toán không tiếp xúc là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của NFC

1.2. Công nghệ RFID

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng thiết bị thu phát sóng bằng sóng vô tuyến trong cùng tần số. Hệ thống RFID gồm: Thẻ RFID, đầu đọc gắn ăng-ten giúp truyền - nhận tín hiệu thẻ và máy chủ để phân tích thông tin thu thập được.

Khi ăng - ten trong đầu đọc RFID phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó, thẻ RFID sẽ thu nhận sóng điện từ này và phát lại cho đầu đọc RFID nhận biết thẻ nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

Thẻ RFID được phân thành các loại sau:

  • Thẻ RFID thụ động: Sử dụng năng lượng từ sóng RF của đầu đọc để phản hồi tín hiệu. Loại thẻ này có kích thước nhỏ, chi phí thấp, không cần thay pin Kích thước nhỏ, chi phí thấp, không cần thay pin nhưng phạm vi đọc bị giới hạn chỉ khoảng 10m.

  • Thẻ RFID chủ động: Tương tác với thẻ bằng cách thu và phát sóng tín hiệu RF thông qua nguồn pin được tích hợp bên trong. Loại thẻ này có phạm vi đọc rộng lên đến hàng trăm mét với bộ nhớ lớn.

Một số ứng dụng phổ biến của RFID gồm: 

  • Gửi xe tự động: Thẻ RFID sẽ được gắn trên kính chắn gió của ô tô, xe máy,... để tự động nhận diện thông qua camera được liên kết với phần mềm giám sát tích hợp RFID và thu phí khi xe ra vào bãi đỗ xe giúp giảm ùn tắc giao thông.

  • Quản lý tài sản: Thẻ RFID được gắn lên hàng hóa, máy móc, thiết bị,... để theo dõi, cập nhật vị trí từ xa ngay trên thiết bị di động nhằm hạn chế tối đa thất thoát.

  • Kiểm soát truy cập: Công nghệ RFID có thể được tích hợp vào thẻ thông minh như thẻ khóa cổng, thẻ khóa xe, thẻ nhân viên. Người dùng sẽ cần đưa thẻ RFID vào đầu đọc tích hợp trên thân xe, thân cửa,... để xác thực thông tin và cấp phép truy cập.

  • Chấm công tự động: Người lao động đưa thẻ nhân viên được tích hợp RFID vào máy đọc để cập nhật thời gian ra vào, số giờ làm việc,...

Người dùng sử dụng thẻ RFID để xác minh danh tính

Người dùng sử dụng thẻ RFID để xác minh danh tính 

NFC được phát triển dựa trên RFID. Vì vậy, hai công nghệ này có những điểm chung sau: 

  • Công nghệ: NFC và RFID sử dụng sóng vô tuyến để trao đổi thông tin giữa thẻ và thiết bị đầu đọc.

  • Mục đích sử dụng: NFC và RFID đều được ứng dụng phổ biến trong các mục đích nhận dạng, theo dõi, quản lý tài sản, trao đổi dữ liệu mà không cần tiếp xúc vật lý. 

2. Điểm khác biệt giữa công nghệ NFC và RFID

NFC và RFID đều được sử dụng phổ biến trong các hệ thống liên lạc không dây để thay thế mã vạch với tốc độ xử lý nhanh. Tuy nhiên, hai công nghệ này vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt:

Tiêu chí

NFC

RFID

Phạm vi hoạt động

Khoảng 4cm

Từ vài cm đến vài mét tùy loại thẻ và đầu đọc

Tốc độ đường truyền

Tốc độ truyền dữ liệu tương đối nhanh, đặc biệt khi khoảng cách giữa các thiết bị ngắn

Tốc độ truyền thường chậm do khoảng cách giao tiếp xa

Loại thẻ sử dụng

Thẻ giao tiếp trường gần có bản chất thụ động, chỉ được quét và truyền nhận dữ liệu 1 thẻ trong mỗi lần sử dụng

Thẻ nhận dạng tần số vô tuyến có thể có bản chất thụ động, chủ động hoặc bán thụ động với khả năng nhận diện nhiều thẻ trong phạm vi nhất định

Loại thiết bị đọc 

Thiết bị thông minh: Điện thoại di động, máy tính bảng, ipad,...

Đầu đọc thẻ RFID chuyên dụng, hoạt động độc lập

Công nghệ giao tiếp

  • Sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện truyền nhận tín hiệu giữa các thiết bị được để gần hoặc tiếp xúc trực tiếp

  • Giao tiếp 2 chiều

  • Sử dụng sóng radio để truyền tín hiệu giữa thẻ và đầu đọc

  • Giao tiếp 1 chiều hoặc 2 chiều

Năng lượng

  • Năng lượng sóng RF từ điện thoại hoặc đầu đọc 

  • Nguồn pin hoặc điện

Thẻ thụ động nhận năng lượng từ thiết bị đọc, thẻ chủ động tự có năng lượng

Ứng dụng

Thanh toán hóa đơn, dịch vụ, theo dõi số dặm xe, chia sẻ dữ liệu

Theo dõi tài sản, kiểm soát truy cập, quản lý hàng tồn kho

Độ bảo mật

Khó bị sao chép do yêu cầu khoảng cách tiếp xúc gần và mã hóa mạnh

Có khả năng bị sao chép thẻ nếu không được mã hóa kỹ do khoảng cách truyền tín hiệu xa

Chi phí

Thấp

Cao

 

2.1. Thiết bị tương thích và khả năng tích hợp

Công nghệ NFC sử dụng thẻ giao tiếp từ trường gần để quét và truyền nhận dữ liệu từ một thẻ trong mỗi lần sử dụng. NFC có thể tích hợp trên nhiều thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng,... 

Bên cạnh đó, chính các thiết bị này cũng có thể trở thành một đầu đọc giúp người dùng tiết kiệm chi phí thuê, mua, lưu trữ đầu đọc thẻ chuyên biệt. Ví dụ, giải pháp VNPAY SoftPOS biến điện thoại thành máy POS giúp người bán chấp nhận thanh toán thông qua thẻ contactless hoặc thiết bị tích hợp Apple Pay/Samsung Pay/ Google Pay.

Công nghệ RFID sử dụng thẻ nhận dạng tần số vô tuyến với khả năng nhận diện nhiều thẻ trong phạm vi nhất định. Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi người dùng phải trang bị đầu đọc thẻ RFID chuyên dụng, dây cáp, thẻ RFID mà không có khả năng tích hợp vào thiết bị thông minh như NFC.

Với công nghệ NFC được tích hợp trên VNPAY SoftPOS, người bán có thể tận dụng điện thoại làm thiết bị thanh toán

Với công nghệ NFC được tích hợp trên VNPAY SoftPOS, người bán có thể tận dụng điện thoại làm thiết bị thanh toán

2.2. Công nghệ sử dụng

RFID sử dụng sóng vô tuyến với dải tần số 125 KHz hoặc 13.56 MHz để truyền thông tin một chiều đến đầu đọc với tốc độ khoảng 40-100 kbps. RFID lấy năng lượng từ sóng radio phát ra từ đầu đọc RFID (đối với thẻ RFID thụ động) hoặc từ pin/nguồn điện riêng (đối với thẻ RFID chủ động).

NFC sử dụng cảm ứng từ trường tần số 13.56 MHz để truyền dữ liệu giữa hai chiều giữa các thiết bị trong phạm vi khoảng 4cm với tốc độ từ 106 - 424 kbps, nhanh hơn rất nhiều so với RFID. NFC sử dụng năng lượng từ sóng radio (đối với NFC thụ động) và nguồn pin (đối với NFC chủ động).

Công nghệ NFC và RFID chỉ xử lý thông tin từ một thẻ trong một khoảng thời gian giúp rút ngắn tốc độ truyền - nhận dữ liệu

Công nghệ NFC chỉ xử lý thông tin từ một thẻ trong một khoảng thời gian giúp rút ngắn tốc độ truyền - nhận dữ liệu

2.3. Mức độ bảo mật

RFID hoạt động trong phạm vi xa khiến tín hiệu dễ bị chặn hoặc giả mạo. Một số thiết bị RFID không mã hóa dữ liệu, đặc biệt là thẻ RFID thụ động. Bên cạnh đó, độ an toàn của RFID phụ thuộc vào lớp bảo mật được tích hợp và hệ thống như phần cứng bảo vệ hoặc khả năng mã hóa mạnh mẽ. 

Ngược lại, công nghệ NFC chỉ truyền dữ liệu trong phạm vi gần khoảng 4cm giúp giảm nguy cơ bị chặn tín hiệu đồng thời khó bị giả mạo hoặc đánh cắp dữ liệu hơn so với RFID vì cần sự tiếp xúc trực tiếp. Bên cạnh đó, NFC hỗ trợ mã hóa dữ liệu và xác thực hai chiều giữa các thiết bị mang lại độ bảo mật cao, giúp thông tin thẻ được an toàn.

Việc giao tiếp gần giữa hai thiết bị qua công nghệ NFC và Rfid giúp bảo vệ dữ liệu

Việc giao tiếp gần giữa hai thiết bị qua công nghệ NFC giúp bảo vệ dữ liệu

2.4. Chi phí sử dụng

Để thiết lập hệ thống RFID, người dùng cần đầu tư chi phí cho thẻ RFID, máy đọc RFID, phần cứng, phần mềm, dịch vụ triển khai, với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, công nghệ này không được tích hợp sẵn trên các thiết bị thông minh hằng ngày nên có thể đòi hỏi thêm chi phí cho việc bảo trì, bảo hành.

Trong khi đó, công nghệ NFC không yêu cầu thẻ NFC, đầu đọc, phần cứng, phần mềm. NFC đã được tích hợp trên thẻ ngân hàng và thiết bị thông minh như điện thoại di động, đồng hồ thông minh. Lấy ví dụ về giải pháp VNPAY SoftPOS sử dụng điện thoại thông minh làm đầu đọc thẻ giúp đơn giản hóa quy trình đồng thời tối ưu hóa ngân sách đáng kể so với RFID.

Nhìn chung, RFID thích hợp để theo dõi hàng hóa, quản lý kho, thẻ ra vào,... NFC phù hợp để ứng dụng vào thanh toán không tiếp xúc, xác thực thông tin cá nhân, vé điện tử.  Apple Pay, Google Pay và Samsung Pay là một trong những đơn vị đang ứng dụng công nghệ NFC vào hoạt động thanh toán, xác thực danh tính.

Người bán sử dụng công nghệ NFC và RFID không cần đầu tư thiết bị chuyên dụng phức tạp mà có thể sử dụng chiếc điện thoại thông minh để thanh toán

Người bán sử dụng công nghệ NFC không cần đầu tư thiết bị chuyên dụng phức tạp mà có thể sử dụng chiếc điện thoại thông minh để thanh toán

3. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nên lựa chọn NFC hay RFID?

Việc lựa chọn NFC hay RFID sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô cũng như tài chính của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Trường hợp nên lựa chọn NFC

NFC thích hợp cho các hoạt động cần tính bảo mật cao, giao tiếp nhanh và tiện lợi như thanh toán điện tử, chia sẻ dữ liệu. Bên cạnh đó, công nghệ này có chi phí thiết lập thấp nên phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các hộ kinh doanh bởi khả năng tích hợp tốt trên nhiều thiết bị. 

Trường hợp nên lựa chọn RFID

RFID thường được ứng dụng cho các mục đích theo dõi, quản lý hàng loạt đối tượng, như quản lý hàng tồn kho, kiểm soát truy cập và tự động hóa quy trình ở những doanh nghiệp quy mô lớn.

Trong khía cạnh về thanh toán điện tử, cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều nên lựa chọn NFC nhờ các ưu điểm:

  • Tính tiện lợi: RFID cần mang theo thẻ trong khi NFC bên cạnh thẻ vật lý còn hỗ trợ người dùng tích hợp thẻ với điện thoại thông minh, cho phép thanh toán chỉ bằng cái chạm đơn giản.

  • Tốc độ nhanh chóng: Công nghệ NFC chỉ cho phép quét và truyền nhận dữ liệu 1 thẻ trong mỗi lần sử dụng, mang đến hiệu quả xử lý giao dịch nhanh.

  • Tiết kiệm chi phí: NFC có chi phí triển khai thấp vì được tích hợp trên chính thiết bị thông minh hằng ngày. Vì vậy, NFC phù hợp với đại đa số doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh.

  • Độ bảo mật cao: NFC được đánh giá cao hơn về khả năng bảo mật nhờ chương trình mã hóa dữ liệu mạnh mẽ và yêu cầu tiếp xúc gần để truyền dữ liệu, ngăn chặn tối đa các nguy cơ truy cập trái phép.

VNPAY SoftPOS - Giải pháp thanh toán NFC, biến điện thoại hệ điều hành Android từ 10.0 thành máy POS thanh toán giúp người bán tối ưu hóa hiệu suất vận hành và quản lý. VNPAY SoftPOS có khả năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless) với sóng NFC cho phép chấp nhận thẻ contactless hoặc dịch vụ thanh toán trên thiết bị thông minh như Apple Pay, Samsung Pay, Google Pay theo tiêu chuẩn bảo mật cao.

VNPAY SoftPOS ứng dụng công nghệ NFC chấp nhận đa dạng hình thức thanh toán

VNPAY SoftPOS ứng dụng công nghệ NFC chấp nhận đa dạng hình thức thanh toán

Những lợi ích của giải pháp mang đến cho cửa hàng/hộ kinh doanh:

  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng điện thoại làm máy POS giúp tiết kiệm chi phí mua, thuê, bảo trì thiết bị POS.

  • Dễ dàng đăng ký, thuận tiện quản lý: Hộ kinh doanh có thể đăng ký dễ dàng và quản lý giao dịch đơn giản, nhanh chóng ngay trên VNPAY Merchant.

  • Bảo mật đạt chuẩn quốc tế: VNPAY SoftPOS là giải pháp thanh toán contactless đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật PCI CPoC do Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật ngành Thẻ thanh toán công nhận, cùng các tiêu chuẩn kép như: Tiêu chuẩn thanh toán EMV Co, tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán PCI DSS 4.0 cấp độ 1, tiêu chuẩn xác minh bảo mật ứng dụng OWASP, đảm bảo an toàn tối đa cho đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng.

  • Phí giao dịch cạnh tranh: VNPAY áp dụng biểu phí giao dịch ưu đãi với SME với mức phí khi thanh toán thẻ qua SoftPOS chỉ từ 0.6%/giao dịch.

Nhìn chung, khi so sánh NFC và RFID, công nghệ NFC có độ an toàn cao và được sử dụng rộng rãi hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Trong đó, giải pháp VNPAY SoftPOS ứng dụng NFC với công nghệ hiện đại mang đến sự tiện lợi cho người mua lẫn các cửa hàng, hộ kinh doanh. 

 

Liên hệ tư vấn và đăng ký sử dụng giải pháp thanh toán VNPAY-POS:

Cập nhật: 11/12/2024
Tags: #Blog