18/07/2023

Bảng giá 10 phần mềm quản lý bán hàng được nhiều cửa hàng tin dùng

Chia sẻ
phầm mềm quản lý bán hàng

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin bảng giá phần mềm quản lý bán hàng được nhiều cửa hàng, doanh nghiệp (merchant) tin dùng hiện nay. Đồng thời, bài viết sẽ gợi ý cho merchant cách lựa chọn phần mềm thích hợp theo từng lĩnh vực, quy mô ngành hàng.

1. Bảng giá phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng là một tập hợp các chương trình hoạt động trên máy tính/máy POS, giúp ghi lại tất cả thông tin đơn hàng; quản lý hàng hóa xuất nhập; quản lý nhân viên; thống kê chi tiết chi phí, doanh thu; và nhiều tác vụ khác. Nhờ đó, merchant quản lý sát sao cửa hàng mọi lúc mọi nơi.

Danh sách 10 phần mềm quản lý bán hàng được đánh giá tốt hiện nay, merchant nên xem xét.

Tên phần mềm

Loại gói

Bảng giá

Sapo

Gói Start-up

170.000 đồng/tháng 

Gói Pro

249.000 đồng/tháng 

Gói Omnichannel

599.000 đồng/tháng 

POS365

Gói cơ bản

1.650.000 đồng/năm 

Gói phổ biến

3.300.000 đồng/3 năm

Gói trọn đời

6.600.000 đồng/sử dụng vĩnh viễn

MISA eShop

Gói Professional

2.388.000 đồng/năm 

Gói Chain Store 

3.588.000 đồng/năm 

KiotViet

Gói hỗ trợ 

200.000 đồng/tháng (tối đa 3 người dùng) 

Gói chuyên nghiệp 

270.000 đồng/tháng (không giới hạn người dùng) 

Gói cao cấp 

370.000 đồng/tháng (không giới hạn người dùng) 

Loyverse POS

Gói cơ bản 

Miễn phí 

Gói nâng cao 

(hỗ trợ tất cả tùy chọn Add-ons) 

1.400.000 đồng/tháng 

Nhanh.vn

POS Basic

1.800.000 đồng/năm 

POS Pro 

3.000.000 đồng/năm 

Omnichannel 

6.600.000 đồng/năm 

Dantrisoft

Gói cơ bản 

Miễn phí (phí lắp đặt, đào tạo: 2.000.000 đồng)

Gói nâng cao

5.990.000 đồng/sử dụng vĩnh viễn (phí lắp đặt, đào tạo tính theo khu vực) 

Gói cao cấp

9.990.000 đồng/sử dụng vĩnh viễn (phí lắp đặt, đào tạo tính theo khu vực) 

Suno

Gói chuyên nghiệp

220.000 đồng/tháng 

Omisell

Gói chuyên nghiệp 

Từ 450.000 đồng/tháng (tùy số lượng shop, số sản phẩm và đơn hàng) 

An Việt Soft

Gói cơ bản 

Miễn phí 

Lưu ý: Phí sử dụng của các phần mềm trên có thể thay đổi tùy thời điểm, merchant nhấn vào tên phần mềm trên để tham khảo bảng giá được đơn vị phát hành cung cấp. 

Các phần mềm quản lý bán hàng trên đều được yêu thích vì có mức giá phải chăng và mang lại nhiều lợi ích kinh doanh, là một lựa chọn đáng đầu tư cho chủ cửa hàng. 

Bên cạnh đó, merchant nên trang bị thêm 1 giải pháp quản lý thanh toán như VNPAY-POS. Đây là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như tối ưu trong các hoạt động vận hành kinh doanh.

Ví dụ: Thiết bị SmartPOS được cung cấp bởi giải pháp VNPAY-POS dễ dàng tích hợp được với phần mềm quản lý POS365. 

Khi sử dụng máy SmartPOS tích hợp giải pháp thanh toán VNPAY-POS merchant vừa có thể sử dụng các tính năng quản lý, vừa có thể thực hiện thanh toán không tiền mặt với đa dạng phương thức (thẻ từ, thẻ chip, thẻ contactless, mã QR), nhận hỗ trợ trả góp 0% từ VNPAY-POS,... 

Máy SmartPOS được cung cấp bởi giải pháp VNPAY-POS tích hợp dễ dàng với phần mềm quản lý, hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và quản lý. 

>> Có thể bạn quan tâm: Giá máy POS quẹt thẻ hiện nay - Một công cụ không thể thiếu cho nhà bán hàng trong thời đại số

2. Tư vấn lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Lựa chọn phần mềm theo ngành hàng

Mỗi ngành hàng có đặc điểm hàng hóa/dịch vụ riêng, do đó merchant nên lựa chọn phần mềm cho phép tùy chỉnh thành các chức năng phục vụ đúng ngành hàng đang kinh doanh, cụ thể: 

  • Cửa hàng bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa): Các cửa hàng bán lẻ cần phần mềm hỗ trợ thống kê tốt, hơn nữa có thể tích hợp chức năng phân tích dữ liệu và đưa ra xu hướng nhập hàng phù hợp. Ngoài ra, phần mềm nên có chức năng ghi nhận nhân viên thực hiện, thời điểm,... để dễ dàng kiểm đếm. 

Phần mềm phù hợp: POS365, KiotViet, Sapo, Nhanh.vn, MISA eShop. 

  • Quán cà phê, nhà hàng: Phần mềm bán hàng tại các quán phục vụ ăn uống nên được tích hợp các ứng dụng hiển thị menu, order thức ăn tại bàn, giải pháp bán hàng online, hệ thống chăm sóc khách hàng,... Thêm nữa, phần mềm cần kết nối ổn định với các đơn vị giao hàng và thanh toán thẻ, ví điện tử để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. 

Phần mềm phù hợp: POS365, Loyverse POS, Omisell, KioViet. 

  • Dịch vụ vận tải: Phần mềm quản lý cần được tích hợp chức năng theo dõi, kiểm tra mã vạch/mã QR trên vẽ vận chuyển, hướng dẫn định tuyến,... Ngoài ra cần có khả năng đồng bộ dữ liệu từ nhiều thiết bị, giúp quản lý, thống kê các giao dịch từ nhiều phương tiện vận chuyển, điểm đến khác nhau. 

Phần mềm phù hợp: Gói cao cấp của Dantrisoft, Omisell, gói Omnichannel của Nhanh.vn. 

Các cửa hàng dịch vụ ăn uống nên sử dụng phần mềm tích hợp đa dạng phương thức order, thanh toán. 

>> Xem thêm: 10 ứng dụng quản lý bán hàng mọi lúc trên điện thoại, tablet, laptop, PC

Lựa chọn dựa vào quy mô kinh doanh

Merchant nên xem xét quy mô kinh doanh để lựa chọn phần mềm/loại gói phù hợp, cụ thể: 

  • Quy mô quán nhỏ, trung bình: Với quy mô này, merchant có thể tận dụng nhân sự để kiểm đếm dễ dàng, đồng thời số lượng đơn hàng không quá cao nên dễ quản lý. Do đó, merchant chỉ nên sử dụng các phần mềm đầy đủ chức năng cơ bản để tiết kiệm chi phí, điển hình như chức năng bán hàng, quản lý doanh thu và quản lý nhân viên. 

Phần mềm phù hợp: POS365, Nhanh.vn, Dantrisoft, Loyverse POS. 

  • Quy mô quán lớn: Với quy mô cửa hàng lớn, merchant cần thêm các chức năng như: quản lý kho nguyên liệu, ghi nhận hành vi mua hàng của khách hàng, tích hợp chương trình khách thân thiết, ưu đãi giảm giá,... Nhờ đó đánh giá được hướng đi phù hợp để phát triển cửa hàng. 

Phần mềm phù hợp: POS365, POS Pro của Nhanh.vn, MISA eShop. 

  • Quy mô chuỗi: Để quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng thì phần mềm cần có tính năng tổng hợp, đồng bộ dữ liệu từ tất cả các cửa hàng. 

Phần mềm phù hợp: MISA eShop, POS365. 

Đối với quy mô chuỗi, phần mềm quản lý cần có tính năng tổng hợp, đồng bộ dữ liệu từ hệ thống cửa hàng. 

Dựa vào khả năng bảo mật thông tin

Merchant lưu ý nên lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng có khả năng bảo mật thông tin tốt để tránh dữ liệu hoặc vốn kinh doanh bị đánh cắp. Theo đó, merchant nên ưu tiên các phần mềm trả phí, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn chính quy về bảo mật thông tin. 

Ngoài ra, một đặc điểm để nhận biết phần mềm uy tín là khâu hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, lịch sử hoạt động lâu năm và thường xuyên cập nhật phần mềm. Các phần mềm được gợi ý trên đều đạt yêu cầu tối thiểu về độ bảo mật, nếu merchant có yêu cầu cao thì cần chọn gói có mức phí nhỉnh hơn. 

Merchant nên chọn phần mềm có khả năng bảo mật tốt để tránh bị đánh cắp dữ liệu hoặc vốn kinh doanh. 

Tổng kết

Hy vọng với các thông tin chi tiết về giá phần mềm quản lý bán hàng và tư vấn của chúng tôi đã giúp các merchant đã tìm được giải pháp vận hành kinh doanh hiệu quả.

Lựa chọn máy POS tích hợp giải pháp thanh toán thông minh và phần mềm quản lý bán hàng đa năng sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ phát triển và thành công. Các đối tác của VNPAY-POS là minh chứng rõ ràng cho điều này, có thể kể tên như: Sói Biển, Pharmacity, Fahasa, Homefarm, Sun Group, Vietnam Airlines, Mai Linh, Xanh Taxi GSM), Viettel Store,...

Nếu bạn đang quan tâm tới giải pháp thanh toán và quản lý bán hàng tối ưu, liên hệ giải pháp thanh toán VNPAY-POS để nhận tư vấn chi tiết nhé!

Cập nhật: 30/11/2023