Vấn đề bảo mật thanh toán điện tử ngày càng được nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh quan tâm khi hình thức thanh toán này ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về bảo mật trong thanh toán điện tử cũng như giới thiệu giải pháp thanh toán điện tử an toàn, hiệu quả.
1. Bảo mật trong thanh toán điện tử là gì?
Bảo mật bao gồm các hệ thống và giải pháp để bảo vệ thông tin và giao dịch của các bên sử dụng. Bên cạnh đó, thanh toán điện tử là hình thức thanh toán hóa đơn dịch vụ, hàng hóa trên internet, được thực hiện bằng thẻ hoặc các thiết bị thông minh thay vì sử dụng tiền mặt.
Như vậy, bảo mật trong thanh toán điện tử là hệ thống các giải pháp để bảo vệ thông tin tài chính của người tiêu dùng và người bán như các thông tin liên quan về số thẻ, số tài khoản, mật khẩu người dùng,... khỏi sự truy cập trái phép từ bên thứ ba.
Một số tiêu chuẩn uy tín chứng nhận bảo mật trong thanh toán điện tử được công nhận toàn cầu gồm:
-
PCI DSS: Đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ thanh toán
-
OWASP: Bảo vệ các ứng dụng web
-
PCI CPoC: Tiêu chuẩn về triển khai thanh toán NFC trên thiết bị di động
-
EMV Co: Đảm bảo an toàn cho các giao dịch thanh toán không tiếp xúc và chip.
Bảo mật trong thanh toán điện tử đóng vai trò quan trọng với người tiêu dùng và đơn vị kinh doanh. Việc tuân thủ pháp lý, các điều khoản về tài chính và bảo mật dữ liệu tài chính giúp ngăn chặn các hành vi trộm cắp thông tin hoặc gian lận, gây tổn thất tài chính cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Chính vì vậy, phía đơn vị kinh doanh cần tìm hiểu kỹ về độ an toàn trong thanh toán điện tử cũng như sẵn sàng đáp ứng, linh hoạt thích nghi với những hình thức thanh toán mới.
Bảo mật trong thanh toán điện tử yêu cầu nhiều tiêu chí khắt khe
Theo nội dung được trao đổi tại Toạ đàm trực tuyến "Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số", tính đến tháng 6/2023, giao dịch thanh toán chuyển khoản bình quân tăng 52,35% về giá trị so với năm 2022. Trong đó, phương thức thanh toán bằng QR Code được ưa chuộng nhất, chiếm 62% giao dịch thanh toán điện tử - khoảng 16,2 triệu giao dịch mỗi tháng. Xếp sau là ví điện tử với tỷ lệ 58% và 15,5 triệu giao dịch/tháng (Theo khảo sát của Tổ chức thẻ Visa được công bố vào tháng 3/2024).
Hơn hết, vấn đề bảo mật đang ngày càng được bộ, ban ngành và Chính phủ quan tâm. Vì vậy, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần có sự quan tâm đặc biệt đến vấn để bảo mật trong thanh toán điện tử, nhằm tạo môi trường thanh toán an toàn, lành mạnh.
2. Các hệ thống bảo mật trong thanh toán điện tử hiện nay
2.1. Công nghệ mã hoá
Mã hóa dữ liệu là quá trình mã hóa thông tin thanh toán và chỉ có thể giải mã được bởi người nắm giữ khóa mã hóa. Công nghệ mã hóa sẽ chuyển đổi các thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, số tài khoản thành mã không thể đọc được trong quá trình truyền thông tin. Sử dụng công nghệ mã hóa giúp bảo vệ dữ liệu từ đầu đến cuối, ngăn chặn sự truy cập trái phép của tin tặc.
2.2. Giao thức SSL và TLS
Trong bất kỳ giao dịch thanh toán nào, dữ liệu của người tiêu dùng đều được mã hóa, truyền tải và xác thực giữa máy chủ với thiết bị kết nối của khách hàng, thông qua liên kết TCP/IP khi truyền đến các hệ thống thanh toán.
Secure Sockets Layer (SSL) và Transport Layer Security (TLS) là hai giao thức chính thực hiện công đoạn mã hóa này, giúp thông tin được bảo mật toàn vẹn, ngăn chặn những nỗ lực giả mạo và đánh cắp trong quá trình truyền tải thông tin giữa các ứng dụng qua Internet.
SSL là giao thức phổ biến nhằm mã hoá thông tin người dùng trên Internet
2.3. Xác thực
Với nhu cầu bảo mật ngày càng cao, các phương thức xác thực đã trở nên thiết yếu. Trong đó, xác thực hai yếu tố 2FA và xác thực sinh trắc học là phương thức có tính bảo mật cao nhất đảm bảo an toàn trong thanh toán điện tử.
Cả 2 được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch thanh toán điện tử nhằm tăng cường bảo vệ dữ liệu khách hàng, giảm nguy cơ gian lận trong thanh toán trực tuyến.
Cụ thể:
-
Xác thực hai yếu tố 2FA: Là phương thức bảo mật hai lớp như mật khẩu và OTP để xác thực danh tính người dùng trước khi cấp quyền truy cập vào website, ứng dụng hoặc xác nhận giao dịch. Nhiều ứng dụng ngân hàng đang sử dụng phương thức xác thực 2FA cho các giao dịch chuyển khoảng dưới 10 triệu đồng.
-
Xác thực sinh trắc học: Bao gồm nhập mã PIN và xác minh các đặc điểm sinh trắc của người dùng như dấu vân tay, khuôn mặt, mống mắt,... để xác minh danh tính chủ tài khoản. Đây là phương thức xác thực phổ biến với người dùng thanh toán di động như ví điện tử, dịch vụ thanh toán Apple Pay, Samsung Pay, Google Pay hoặc giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng qua Mobile Banking.
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, người dùng cần thực hiện xác thực sinh trắc học khi sử dụng tài khoản ngân hàng
2.4. Tuân thủ PCI DSS
PCI DSS (The Payment Card Industry Data Security Standard) là bộ Tiêu chuẩn Bảo mật Dữ liệu PCI áp dụng cho mọi thực thể lưu trữ, xử lý hoặc truyền dữ liệu từ chủ thẻ và/hoặc dữ liệu xác thực nhạy cảm. Các trang web thương mại điện tử hoặc hệ thống thanh toán trực tuyến tuân thủ PCI DSS cần đảm bảo các yếu tố:
-
Duy trì mạng lưới an toàn để xử lý thanh toán
-
Mã hóa tất cả dữ liệu trong quá trình truyền thông tin
-
Cơ sở hạ tầng thông tin được bảo vệ an toàn
-
Bảo vệ thông tin, dữ liệu của người dùng cả về mặt vật lý lẫn điện tử
2.5. Cổng thanh toán trung gian an toàn
Cổng thanh toán là phần mềm mã hóa dữ liệu tài chính, cho phép các thông tin giao dịch giao tiếp với bộ xử lý thanh toán, phục vụ cho quá trình chuyển tiền từ người mua sang người bán.
Việc lựa chọn cổng thanh toán trung gian an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn và tích hợp các công nghệ bảo mật mạnh mẽ giúp đảm bảo việc truyền và lưu trữ dữ liệu quan trọng một cách an toàn.
3. Các giải pháp nâng cao bảo mật trong thanh toán điện tử cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh
3.1. Lựa chọn đơn vị thanh toán điện tử đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần cân nhắc lựa chọn thực hiện thanh toán thông qua các ngân hàng uy tín như: Vietcombank, Techcombank,... để đảm bảo quá trình truyền nhận thông tin được bảo mật.
3.2. Lựa chọn giải pháp thanh toán và quản lý tài chính an toàn
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần tìm hiểu kỹ và đảm bảo các giải pháp thanh toán đáp ứng các tiêu chí như:
-
Tiêu chuẩn bảo mật, an toàn cao
-
Liên kết với mạng lưới ngân hàng rộng
-
Được các đơn vị phát hành thẻ như Visa, Mastercard, JCB, Napas,... công nhận, là đối tác uy tín
Đáp ứng các tiêu chí trên, đơn vị kinh doanh tham khảo các giải pháp thanh toán của VNPAY như VNPAY SoftPOS, VNPAY-POS, VNPAY-QR. VNPAY có hệ thống liên kết với hơn 40 ngân hàng, tổ chức thanh toán trong nước và quốc tế như Mastercard, JCB, Napas, đồng thời là đối tác đáng tin cậy của Visa.
VNPAY SoftPOS
Đây là giải pháp thanh toán không tiếp xúc thông qua sóng NFC, biến điện thoại hệ điều hành Android từ 10.0 thành máy POS. Thiết bị thanh toán của người bán có thể chấp nhận thanh toán thẻ contactless hoặc thiết bị thông minh có tích hợp Samsung Pay, Apple Pay, Google Pay một cách đơn giản, nhanh chóng trong vòng 3 giây.
Năm 2024, VNPAY SoftPOS được Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật ngành Thẻ thanh toán (PCI SSC) công nhận đạt các tiêu chuẩn như:
-
Bộ tiêu chuẩn về các yêu cầu triển khai dịch vụ thanh toán Contactless trên thiết bị di động PCI CPoC
-
Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001, quy định chung về bảo mật thông tin (GDPR)
-
Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán PCI DSS 4.0 cấp độ 1
-
Tiêu chuẩn xác minh bảo mật ứng dụng OWASP
Đây là những yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng và hộ kinh doanh an tâm về độ bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin.
Người mua chạm điện thoại vào khu vực có sóng NFC từ điện thoại người bán để thanh toán
VNPAY-POS
VNPAY-POS là giải pháp thanh toán toàn điện, tích hợp tất cả các tính năng cơ bản: thanh toán, quản lý bán hàng, lên đơn, đặt hàng, kết nối với hệ thống của đơn vị chấp nhận thanh toán, in hóa đơn,... trong một chiếc SmartPOS có giao diện thân thiện.
VNPAY-POS chấp nhận thanh toán tất cả loại thẻ, đồng thời cho phép khách hàng quét mã VNPAY-QR trên hơn 30 ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử, giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhờ các tiêu chuẩn bảo mật: EMV contact Level 1, Level 2 EMV contactless Level 1 Paywave by VISA Paypass by Master Card PCI 5.x.
VNPAY-POS là giải pháp thanh toán tích hợp quản lý bán hàng tiện lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh
VNPAY-QR
Cổng thanh toán VNPAY-QR là trung gian kết nối các đơn vị kinh doanh với ngân hàng, cho phép khách hàng thực hiện thanh toán thông qua thẻ/tài khoản ngân hàng hoặc tính năng QR Pay/VNPAY-QR trên ứng dụng Mobile Banking hoặc ví điện tử.
VNPAY-QR đã kết nối bảo mật mã hóa TLS 1.2 với thuật toán mã hóa mạnh. Bên cạnh đó, cổng thanh toán VNPAY-QR còn đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS 3.2.1 level 1, đáp ứng yêu cầu khắt khe về bảo mật và quy trình xử lý dữ liệu của Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, hệ thống tường lửa (Firewall) bảo vệ cơ sở dữ liệu, kiểm soát thông tin nghiêm ngặt.
VNPAY-QR có mặt tại gần 400.000 điểm chấp nhận thanh toán
Bảo mật trong thanh toán điện tử luôn là điểm nóng được nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh quan tâm. Chính vì vậy, việc lựa chọn các giải pháp thanh toán đáp ứng các tiêu chí về bảo mật là điều vô cùng cấp thiết và quan trọng để bảo vệ chính mình cũng như người tiêu dùng, đối tác.
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quan tâm đến các giải pháp của VNPAY có thể liên hệ tư vấn thông qua các kênh sau:
Liên hệ tư vấn và đăng ký sử dụng giải pháp thanh toán VNPAY-POS:
|