Các nước phát triển ngày càng đẩy mạnh thanh toán điện tử nhờ sự đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và an toàn của phương thức này. Cùng VNPAY tìm hiểu thêm về xu hướng thanh toán điện tử trên thế giới qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về thanh toán điện tử trên thế giới
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, được thực hiện thông qua các phần mềm, ứng dụng, cổng thanh toán trực tuyến. |
1.1. Xu hướng thanh toán điện tử trên thế giới
Theo Tạp chí tài chính online với khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB), thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến với giá trị chi tiêu chiếm đến hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Tại một số quốc gia, tỷ lệ chi tiêu tiền mặt thấp. Điển hình tại Thuỵ Điển chỉ có 2% lượng tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế. Xếp sau đó là Mỹ với tỷ lệ tiền mặt chỉ chiếm khoảng 7,7%.
Những con số này dự báo xu hướng sử dụng thanh toán điện tử trên thế giới thay thế phương thức thanh toán tiền mặt đang ngày một phổ biến. Trong đó, thanh toán bằng thẻ, ví điện tử, mã QR đang là những hình thức được sử dụng rộng rãi.
Thanh toán điện tử được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính linh hoạt, tiện lợi, nhanh chóng. Người mua không cần mang theo tiền mặt mà vẫn có thể tiến hành thanh toán đơn giản thông qua thẻ hoặc thiết bị thông minh. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, xu hướng thanh toán điện tử trên thế giới được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng bởi những hoạt động này dễ dàng kiểm soát thông qua những bản sao kê, báo cáo minh bạch.
Thanh toán điện tử mang đến sự thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng kiểm soát.
1.2. Thực trạng thanh toán điện tử tại Châu Á - Thái Bình Dương
Theo Worldpay, châu Á là khu vực dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng ví điện tử, chiếm 70% giao dịch thanh toán trực tuyến và 50% thanh toán trực tiếp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về áp dụng ví điện tử. Một số ví điện tử chiếm lĩnh thị trường các nước châu Á gồm Alipay, WeChat Pay, VNPAY.
Bên cạnh đó, thanh toán mã QR cũng có xu hướng phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm dẫn đầu thế giới. Trung Quốc dẫn đầu với hơn 90% giao dịch sử dụng mã QR.
Chính phủ các nước Châu Á cũng đề ra những chính sách thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt, cụ thể:
-
Tại Nhật Bản: Ban hành quyết định bãi bỏ các khoản phí ngân hàng thường tính cho các giao dịch bằng QR code đến hết năm 2023 nhằm tạo thói quen thanh toán bằng phương thức này.
-
Tại Hàn Quốc: Triển khai các nền tảng giúp người mua hưởng các ưu đãi, chiết khấu khi thanh toán bằng QR code, giúp đưa mã QR trở thành một trong những lựa chọn thanh toán hàng đầu.
-
Tại Singapore: Triển khai nền tảng thanh toán Paynow. Đây là hệ thống thanh toán gần như tức thời theo thời gian thực và hoàn toàn miễn phí, giúp người dân thanh toán thuận tiện hơn và dần bỏ thói quen dùng tiền mặt.
-
Tại Ấn Độ: Khởi động nhiều dự án, nổi bật nhất là Bharat QR nhằm kêu gọi và hình thành thói quen sử dụng mã QR để thanh toán trong các hoạt động thương mại điện tử của người tiêu dùng.
-
Tại Việt Nam: Hình thức thanh toán qua mã QR cũng tăng 152% về số lượng và 301% về giá trị trong năm 2023 so với cùng kỳ 2022. Song song với đó là sự ra đời của nhiều nền tảng thanh toán trực tuyến, nổi bật nhất là cổng thanh toán VNPAY-QR đang có mặt tại hơn 400.000 điểm bán trên toàn quốc nhờ vào nhiều tính năng vượt trội.
Thanh toán qua VNPAY-QR mang đến khách hàng nhiều ưu đãi độc quyền hấp dẫn.
1.3. Thực trạng thanh toán điện tử tại Châu Âu - Bắc Mỹ
Tại châu Âu, hình thức thanh toán thẻ chiếm tỷ lệ cao nhất thông qua hệ thống liên minh thẻ EMV. Chi tiêu bằng ví điện tử ở khu vực này chỉ chiếm 30% giao dịch, thấp hơn so với châu Á. Để khuyến khích người tiêu dùng thanh toán không tiền mặt, Thụy Điển đã triển khai chính sách cắt giảm số lượng ATM toàn quốc để đẩy mạnh thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán điện tử trên thế giới nói chung.
Tại Hoa Kỳ, hình thức chi tiêu ví điện tử chỉ chiếm 37% trong khi đó hình thức thanh toán QR phát triển mạnh mẽ với thị phần doanh thu thị trường đạt 39% vào năm 2022. Nhiều bang tại Hoa Kỳ đã đề xuất các chương trình khuyến khích sử dụng thanh toán không tiếp xúc nhằm cải thiện tính hiệu quả, tốc độ và bảo mật của hệ thống thanh toán quốc gia.
2. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến trên thế giới
Các hình thức thanh toán điện tử trên thế giới rất đa dạng, giúp người dùng linh hoạt lựa chọn dựa trên nhu cầu cá nhân:
-
Thanh toán bằng cổng thanh toán: Cổng thanh toán điện tử, điển hình như cổng thanh toán VNPAY-QR là trung gian kết nối giữa ngân hàng người mua và người bán, giúp quá trình chuyển - nhận tiền diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Tại Việt Nam, năm 2023, thanh toán qua QR code đạt mốc tăng trưởng 172% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái
-
Thanh toán bằng ví điện tử: Người mua sẽ liên kết tài khoản ngân hàng với ví điện tử để tiến hành mua sắm, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền,... Tính đến năm 2023, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu toàn cầu với tỷ lệ giao dịch bằng ví điện tử chiếm 82% chi tiêu thương mại điện tử và 66% giao dịch mua hàng thực tế. Các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á cũng ưa chuộng hình thức thanh toán này có thể kể đến Indonesia (40%), Philippines (34%) và Việt Nam (36%).
-
Thanh toán bằng thiết bị thông minh: Người tiêu dùng có thể tích hợp thẻ tín dụng vào điện thoại hoặc sử dụng Mobile Banking quét mã QR code để tiến hành giao dịch nhanh chóng. Trong đó, thanh toán bằng QR code chiếm ưu thế đi đầu với tốc độ tăng trưởng 250%.
-
Thanh toán bằng thẻ: Người mua sẽ sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ vật lý hoặc tích hợp thẻ vào trong điện thoại để thanh toán thông qua máy POS quẹt thẻ hay các thiết bị thanh toán có sóng NFC. Hình thức thanh toán thẻ vẫn chiếm ưu thế ở những nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản (57%), Hàn Quốc (56%) và Singapore (42%).
Nhìn chung, các hình thức thanh toán có nhiều điểm chung với Việt Nam. Một số nước cho phép ứng dụng công nghệ blockchain vào các giao dịch hằng ngày.
3. Vì sao các doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam nên quan tâm đến thanh toán điện tử?
3.1. Xu hướng thanh toán điện tử đang trở nên phổ biến tại Việt Nam
Sau ảnh hưởng của COVID - 19, thanh toán điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển khởi sắc. Theo thống kê trên nền tảng Payoo vào năm 2024, thanh toán QR code tăng đột biến và đi đầu về tốc độ tăng trưởng với mức tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh áp dụng giải pháp thanh toán này cả trong trực tuyến và trực tiếp.
Theo khảo sát từ Visa, 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán. Trong đó, hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán thông qua thiết bị di động.
Nghiên cứu của Tạp chí Kinh tế và Dự báo đánh giá thanh toán di động sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ và trở thành phương thức thanh toán chủ đạo tại Việt Nam.
Thanh toán qua QR code đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
3.2. Lợi ích của thanh toán điện tử với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Việc tích hợp các hình thức thanh toán điện tử sẽ mang đến cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhiều lợi ích:
-
Gia tăng doanh số: Thanh toán điện tử mang đến người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng doanh thu cũng như củng cố hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng.
-
Thanh toán nhanh chóng: Quá trình hoàn tất thanh toán diễn ra chỉ trong vài giây giúp người bán nhận tiền vào tài khoản gần như ngay lập tức. Điều này giúp thúc đẩy sự lưu thông dòng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thực hiện các chi tiêu phục vụ việc kinh doanh.
-
An toàn, bảo mật: Các phương thức thanh toán điện tử trên thế giới đều được mã hóa theo nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt giúp ngăn chặn sự xâm nhập trái phép vào tài khoản người bán. Bên cạnh đó, việc lưu giữ tiền trong tài khoản an toàn hơn so với sử dụng tiền mặt với những rủi ro về mất cắp.
-
Quản lý dễ dàng: Các hoạt động thanh toán điện tử trên thế giới đều đi kèm các sao kê được cập nhật theo thời gian thực giúp người bán thuận tiện trong khâu đối soát, quản lý tài chính.
Biên lai, sao kê được cập nhật nhanh chóng giúp thuận tiện trong việc quản lý.
3.3. Các chính sách thúc đẩy thanh toán điện tử của nhà nước
Nhận thức rõ vai trò của thanh toán điện tử, Nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách, đề án để thúc đẩy thói quen thanh toán không tiền mặt như: Kế hoạch Chuyển đổi số ngành ngân hàng, kế hoạch triển trai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025,...
Một trong số các mục tiêu được đề ra là đến năm 2025, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử tại các ngân hàng đạt trên 50% số người trong độ tuổi trưởng thành (Theo bài nghiên cứu về Phát triển trong thanh toán điện tử tại Việt Nam của PGS, TS. Hà Quang Đào).
Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với Bộ Công an hoàn thành xác thực hơn 25 triệu thông tin tín dụng khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhìn chung, những chính sách thúc đẩy thanh toán điện tử của Nhà nước đã giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại này. Điều này góp phần phổ biến thanh toán điện tử đến với người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Các giải pháp thanh toán hiện đại với công nghệ sáng tạo ra đời giúp thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam.
4. VNPAY - Fintech hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam
VNPAY ứng dụng công nghệ hiện đại, đột phá để mang đến những giải pháp thanh toán điện tử vượt trội với nhiều tiện ích tốt nhất cho người dùng. Các giải pháp của VNPAY đều đạt tiêu chuẩn bảo mật cao như: Bộ tiêu chuẩn về các yêu cầu triển khai dịch vụ thanh toán Contactless trên thiết bị di động PCI CPoC, hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001, quy định chung về bảo mật thông tin (GDPR), mang đến sự an tâm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng.
Một số giải pháp thanh toán nổi bật gồm:
-
Cổng thanh toán VNPAY-QR: Đây là mạng lưới thanh toán QR code lớn nhất Việt Nam, có mặt tại hơn 400.000 điểm bán. VNPAY-QR cho phép người tiêu dùng sử dụng tính năng QR Pay được tích hợp sẵn trên ứng dụng ví VNPAY hoặc ứng dụng Mobile Banking để thanh toán hóa đơn sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng với nhiều ưu đãi độc quyền hấp dẫn.
-
Ví VNPAY: Người tiêu dùng sẽ liên kết tài khoản ngân hàng với ví để trải nghiệm nhiều tiện ích như chuyển tiền, mua sắm, thanh toán hóa đơn, đặt vé,... Ví điện tử VNPAY hiện có mặt tại gần 400.000 điểm chấp nhận thanh toán VNPAY-QR với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại và tính năng tạo ví điện tử gia đình với các tiện ích độc đáo.
-
VNPAY-POS: Đây là giải pháp “All-in-one” tích hợp các tính năng cơ bản trên một thiết bị: Thanh toán, đặt hàng, lên đơn, quản lý thanh toán,... đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý và thanh toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. VNPAY-POS chấp nhận đa dạng hình thức thanh toán QR, thẻ chip/thẻ từ, thanh toán không tiếp xúc.
-
VNPAY SoftPOS: Giải pháp VNPAY SoftPOS - biến chiếc điện thoại Android hệ điều hành từ 10.0 thành máy POS theo tiêu chuẩn bảo mật cao. Với VNPAY SoftPOS, các điểm bán lẻ có thể chấp nhận hình thức thanh toán NFC như thẻ contactless hoặc các thiết bị thông minh có Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay với thời gian hoàn thành giao dịch chỉ trong 3 giây.
Các giải pháp thanh toán từ VNPAY mang đến trải nghiệm thanh toán tiện lợi cho người mua đồng thời hỗ trợ người bán thuận tiện hơn trong khâu quản lý.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về xu hướng thanh toán điện tử trên thế giới. Nhìn chung, với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hành vi người tiêu dùng, các phương thức thanh toán điện tử sẽ ngày một bùng nổ hơn.
Liên hệ tư vấn và đăng ký sử dụng giải pháp thanh toán VNPAY-POS:
|